THANH CÂN BẰNG - FRONT STRUT BAR

13/03/2019

THANH CÂN BẰNG - FRONT STRUT BAR

1. HỆ THỐNG THANH GIẰNG TRÊN XE Ô TÔ

Nếu đã từng xem qua những chiếc xe đua bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của vô số ống kim loại từ cabin, phía dưới gầm, khoang động cơ, khoang hành lý… Tất cả hệ thống khung kim loại này được gọi là thanh giằng với chức năng làm tăng độ vững chắc của thân xe và triệt tiêu những rung lắc gây hại cho khung xe trong quá trình vận hành.

http://otopro.net/image/data/6/thanh-can-bang/thanhgiang.jpg
                                     Hình mô phỏng các thanh giằng được gắn trên xe – Ảnh: Ultraracing

Thân xe kết nối với các bánh xe thông qua hệ thống treo mà cụ thể là hệ 4 giảm sóc tại 4 bánh xe. Khi chịu tác động từ mặt đường, hoặc tiếp nhận sự điều khiển đột ngột từ hệ thống lái, 4 giảm sóc này di chuyển riêng biệt với nhau. Có những trường hợp chúng tạo ra lực tác dụng trái chiều nhau, làm cho khung xe bị uốn cong hay vặn mình, gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành. Các thanh giằng cân bằng sẽ kết nối các đỉnh của hệ thống giảm sóc, hoặc giữa các vị trí quan trọng cần phải cường lực của thân xe.

Mỗi loại thanh giằng đều có chức năng và cách lắp đặt khác nhau. Bài này đề cập đến một loại thanh giằng mà mỗi xe có kiểu thiết kế khung thép liền khối cần phải có; đó là THANH CÂN BẰNG KHOANG MÁY - FRONT STRUT BAR

2. THANH CÂN BẰNG - NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG & TÊN GỌI

Hồi học cấp III, bà giáo dạy tiếng Pháp có đưa mình 1 quyển sách để học từ mới và tập dịch có một câu chuyện đại thể là trong WWII, các xe hơi phục vụ ở chiến trường hay nông thôn thường hay bị sụn bã chè 1 hoặc cả 2 bánh trước (chắc các cụ đã từng nhìn thấy hình ảnh một chiếc xe có bánh trước bị gãy gập trong phim). Rất nhiều giải pháp đã thực hiện để khắc phục tình trạng này, từ thay đổi vật liệu đến thiết kế gia cố nhưng cũng không giải quyết được một cách hữu hiệu. Đến năm 1943 (mình không nhớ chính xác vì quá lâu rồi) một kỹ sư người Canada đã bổ sung thêm một thanh sắt để nối 2 đầu trụ treo của 2 bánh trước xe của ông chủ nhà máy xay (đã từng bị sụm bã chè khi đi thăm đồng) và vấn đề gần như đã được giải quyết; xe chạy cực ngon và sau đó không bị sụm lần nào nữa dù hoạt động trong địa hình khắc nghiệt hơn rất nhiều.
Cụ kỹ sư đó giải thích rằng do thiết kế đặc thù nên 2 trụ treo trước như một cái console bám vào phần khung xe. Khi xe chuyển động, các dao độc dọc xe gần như bị triệt tiêu nhưng luôn có các dao động ngang của 2 trụ này. Các dao động ngang này là do các tác động từ động cơ, từ các phản lực của mặt đường với bánh xe ... đặc biệt là các dao động ngang ở 2 trụ này lại không cùng pha nên nếu có một kết cấu nối 2 trụ này thì sẽ triệt tiêu được các dao động đó và khắc phục được tình trạng sụm bã chè do vật liệu mỏi bởi bị uốn đàn hồi liên tục và truyền bớt lực tác động quá mức ở một bên sang bánh xe bên kia. Các cụ có thể xem ảnh GIF đính kèm mô tả hoạt động của 2 trụ bánh trước trước và sau khi gắn Strut Bar.

Như vậy, tác dụng của Front Strut Bar là làm giảm/triệt tiêu các dao động ngang của 2 trụ bánh trước và truyền bớt một phần lực tác động (mạnh) từ bánh/trụ bên này sang trụ/bánh bên kia.
Thế ..., tại sao lại gọi nó là FRONT STRUT BAR? Nếu dịch word by word nó chẳng liên quan gì, trong kỹ thuật ô tô thì Front Strut Bar được dịch là Thanh - Giằng - Nối - Hai - Trụ - Bánh - Trước - Của - Xe - Hơi !
Có thể đó là cách dùng từ liên tưởng đến hình ảnh của Anh văn. Mấu chốt ở 2 từ Strut và Bar;

  • Strut: được cụ GG dịch là sự đỏng đảnh, rung rinh, lắc lư .... Nhớ láng máng là bà Margaret có dùng từ Strut để tả cái hông/mông của cô Scarlet khi quay lưng bước đi sau một lần gặp kín đáo với cụ Rhett (hồi tre trẻ đọc mấy cái từ này thì thích và nhớ ghê lắm, giờ già rồi nên suy giảm nhiều ... ). Thật là rắc rồi, sao không dùng từ oscillate/dao động cho nó kỹ thuât ?! Mà nếu dùng thế thì cũng chả có chút liên tưởng thơ mộng nào.

  • Bar: vừa có nghĩa là Thanh vừa là từ rút gọn của Barrie - Cái thanh mà mỗi khi đi qua trạm BOT nó cửng lên cho các cụ chui qua rồi lại xuội xuống ý !!!

Giờ thì có thể dịch sát nghĩa hơn là Thanh - (Ngăn cản) - Dao động - Phía trước, tất nhiên là dùng cho xe hơi rồi !
Oh, thế sao các ông Dziệt Lam nại bẩu ló nà cái Thanh - Cân - Bằng?
Ahihi, cái thứ mà không ngỏng lên chúc xuống, chỉ xuội lơ (không còn dao động) thì là cân bằng chứ còn gì nữa ?!!! Cách Vịt hóa quá hay, uyển ngữ chả kém gì bọn Ăng Lê Sắc Sông các cụ nhờ?!
Vậy cái thanh nối 2 trụ trước của xe chỉ có tác dụng ngăn cản/đưa các dao động ngang của hai trụ bánh trước về trạng thái (gần) cân bằng nhá; nó rất it liên quan đến sự cân bằng của cả chiếc xe khi chuyển động hay hệ thống cân bằng điện tử (ASC) thần thánh đâu nhá.
Xe Jeep 1944 là dòng xe đầu tiên có thêm thanh này từ khi xuất xưởng và nó đã góp phần làm nên một huyền thoại ....

3. THANH CÂN BẰNG - TÁC ĐỘNG LÊN TÍNH NĂNG VẬN HÀNH CỦA XE NHƯ THẾ NÀO?

 

 

BÌNH LUẬN:
binh-luan

reedago

[url=https://bestadalafil.com/]is generic cialis available[/url] Uchino Social Support and Physical Health cialis cost Yaksyx Cardiac tamponade compression of heart Lnrevc https://bestadalafil.com/ - where to buy cialis

20/04/2022
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo